Ảnh hưởng từ văn hóa đại chúng Biên niên ký chim vặn dây cót

Một số biểu tượng của văn hóa đại chúng đã xuất hiện trong tác phẩm qua đối thoại của các nhân vật và những chi tiết ngẫu nhiên trong các chương:

Herb AlpertNghệ sĩ kèn Trumpet và nhà soạn nhạc người Mỹ, người sáng lập hãng thu âm "A&M Record". Trong truyện khi Toru hỏi Kano Malta về ấn tượng đầu tiên của cô với đảo Malta là gì? Cô trả lời rằng cô đã nghĩ đó là một nơi toàn cát như trong "The Maltese Melody" của Herb Alpert & The Tijuana Brass band.
Allen GinsbergNhà thơ Mỹ, một trong những thủ lĩnh của Thế hệ Beat của thập niên 1960. Theo Kano Malta thì cả Ginsberg và Keith Richards đều từng đến Malta để uống nước suối như cô.

Cần lưu ý rằng trong truyện ngắn "Kano Crete"「加納クレタ」(bản gốc của 2 nhân vật Kano Malta và Kano Crete trong Biên niên ký Chim vặn dây cót) Ginsberg và Keith Richards cũng đều được đề cập như thế này.

Keith RichardsLead guitar và đồng sáng lập của ban nhạc rock người Anh, The Rolling Stones, trong truyện anh được đề cập với cái tên Nhật là Kīsu richādo「キース・リチャード」.
Ca khúc chủ đề của phim A Summer PlaceXuất hiện trong bộ phim tình cảm lãng mạn "A Summer Place" tháng 11 năm 1959, trước đó ca khúc từng được Percy Faith Orchestra phát hành dưới dạng đĩa đơn vào tháng 9 cùng năm và đã đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc của Mỹ suốt từ lúc đó đến tận tháng 2 năm 1960.

Bài hát này được phát trong tiệm giặt là khi Toru đến lấy váy và áo cánh của vợ đã gửi giặt ở đấy và phát hiện Kumiko đã bỏ đi. Ca khúc cũng nhiều lần được nhắc tới trong cuốn Nhảy nhảy nhảy và tiểu thuyết đang viết dở "Những người đàn ông không có đàn bà" 「女のいない男たち」nói về một người đàn ông có vợ mới tự tử và nhớ lại người tình xưa.

Andy WilliamsCa sĩ Mỹ nổi tiếng. Hát 2 ca khúc "Hawaiian Wedding Song" và "Canadian Sunset" cũng là những bài hát hay phát ở tiệm giặt là mà Toru thường đến.
Robert MaxwellNhà soạn nhác người Mỹ, sáng tác bài "Ebb Tide"(Thủy triều lên xuống), 1 ca khúc phát ở tiệm giặt là đã gây nhiều suy nghĩ cho Toru.
Burt BacharachSáng tác ca khúc "Do You Know the Way to San Jose?" hát bới Dionne Warwick cũng từng được phát trong tiệm giặt.
Toyota MR2Một chiếc xe thể thao 2 chỗ được Toyota sản xuất và bán từ năm 1984 đến năm 1999, Kano Crete đã tự tử bất thành bằng 1 chiếc xe loại này.
Dairy QueenThường gọi là DQ, là một chuỗi cửa hàng ăn nhanh nay đã không còn hoạt động tại Nhật Bản, May và Toru từng 2 lần đến uống cà phê và ăn hambuger tại tiệm DQ trên phố Ginza.
Waldszenen (Forest Scenes- Cảnh rừng cây)Một album gồm chín bản solo piano ngắn của Robert Schumann phát hành năm 1850. Bản Vogel als Prophet (Bird as Prophet)- Chim tiên tri đã được Toru nghe thấy trên đài FM. Tác phẩm này cũng chính là cảm hứng cho quyển 2 của tác phẩm.
Dunkin' DonutsChuỗi cửa hàng ăn nhanh của Mỹ thành lập năm 1948, đến cuối năm 1998 thì rút khỏi thị trường Nhật Bản. Toru đã 2 lần đi mua bánh rán và cà phê ở tiệm Dunkin' Donuts trên đường Shinjuku. Đây cũng là nơi anh ngồi để "xem mặt thiên hạ" và gặp được Akasaka Nhục đậu khấu.
Osmond BrothersNhóm nhạc Mỹ nổi tiếng với ca sĩ Donny Osmond hát solo. Sau đổi tên thành The Osmond và khá thành công trong thập niên 1970.

Ushikawa trong lần gặp đầu tiên với Toru đã so sánh cuộc gặp gỡ của họ như 1 bài hát của Osmond Brothers.

MelancholyTên bộ phim làm lại năm 1940 của Mỹ dựa theo phim Warteloo Brigde năm 1931, xuất hiện cùng với Auld Lang Syne, Robert TaylorVivien Leigh khi Kumiko nói chuyện với Toru ở cuối truyện.